RSS Twitter Facebook Email

Báo cáo thường niên

Báo cáo thường niên năm 2010

Ngày đăng: 22/07/2016

1. LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

1.1 Những sự kiện quan trọng

Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Sài Gòn là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam – là Doanh nghiệp Nhà nước.

Công ty Chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 01/01/2007 (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005673 ngày 07 tháng 12 năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp).

Vốn điều lệ: 96 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước hiện nắm giữ: 61,03%

Ngành nghề kinh doanh chính: Xuất khẩu thủy sản và kinh doanh thương mại và dịch vụ tổng hợp.

1.2. Định hướng phát triển

Định hướng phát triển của Công ty tập trung vào 3 lĩnh vực sau:

  • Tiếp tục duy trì và củng cố hoạt động kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu truyền thống, nhằm tạo nguồn thu cơ bản bảo đảm ổn định tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới.
  • Tận dụng khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có của Công ty (nhà xưởng đất đai, cơ sơ vật chất…) tiến hành đầu tư, liên kết đầu tư các dự án, nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ (dịch vụ cho thuê văn phòng, dịch vụ cho thuê nhà xưởng…). Tạo bước chuyển biến trong chiến lược, từng bước đưa hoạt động này trở thành mũi nhọn của Công ty trong tương lai.
  • Cùng với phát triển kinh doanh dịch vụ, Công ty đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất: Nhà máy chế biến thủy sản; các nhà máy sản xuất ngành nghề phụ trợ (bao bì) để tạo sự ổn định vững chắc về lâu dài.


PHAÀN II

KEÁT QUAÛ HOAÏT ÑOÄNG SAÛN XUAÁT KINH DOANH NAÊM 2010

 

  1. BỐI CẢNH CHUNG :

Năm 2010 tình hình kinh tế thế giới có chuyển biến tích cực, một số nền kinh tế lớn hồi phục sau khủng hoảng, một số nền kinh tế mới nổi đạt mức tăng trưởng cao. Tình hình kinh tế nước ta : tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng trên 6,78% so với năm 2009, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% ; chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,19% so với năm 2009 đã có tác động không nhỏ đối với hoạt động SXKD năm 2010 của Công ty cũng như đời sống CB-CNV.

Hoạt động năm SXKD 2010 của Công ty CP XNK Thuỷ sản Sài Gòn có những thuận lợi và khó khăn như sau :

  1. Thuận lợi :
  • Nền kinh tế thế giới và đất nưóc đang dần phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại của đơn vị được duy trì. Việc đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu đã giúp Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn, dần đi vào ổn định và tạo tiền đề tăng trưởng cho những tháng cuối năm 2010.
  • Tổng Công ty có giải pháp kiện toàn bộ máy lãnh đạo đối với Công ty (Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc) đã tạo điều kiện cho công tác lãnh đạo có sự chuyển biến tích cực, đưa Công ty đi vào hoạt động dần ổn định và phát triển.
  • Các giải pháp điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy, ban hành các quy định, quy chế quản lý Công ty và chính sách kinh doanh chú trọng hiệu quả, an toàn vốn đã có tác động tích cực thúc đẩy hoạt động của công ty đi vào nề nếp, vượt qua khó khăn.
  • Cán bộ nhân viên Công ty đoàn kết, nổ lực khắc phục khó khăn cùng nhau thực hiện nhiệm vụ .
  1. Khó khăn

– Giá cả trên thị trường thế giới biến động mạnh, tác động tiêu cực hoạt động nhập khẩu hàng hoá, vật tư, làm tăng giá vốn, giảm khả năng tiêu thụ và lợi nhuận kinh doanh.

– Lãi suất tín dụng cao, hạn mức tín dụng của của các Ngân hàng áp dụng đối với Công ty bị giảm (do kết quả kinh doanh năm 2009), đồng thời căng thẳng về nguồn ngọai tệ cũng như sự biến động cao của tỷ giá, chính sách hai tỷ giá của ngân hàng đối với doanh nghiệp mua ngọai tệ là những trở ngại lớn trong chủ trương đẩy mạnh kinh doanh tăng doanh số và hiệu quả.

– Công ty không có nhà máy chế biến thủy sản , hoạt động xuất khẩu đơn thuần là môi giới thương mại , đồng thời việc áp dụng các biện pháp an toàn trong thanh toán với bạn hàng là những yếu tố có tác động mạnh đến hoạt động này.

– Hoạt động kho lạnh gặp khó khăn trong khai thác nguồn hàng do sản lượng đánh bắt, chế biến của các đơn vị thủy sản giảm sút, và sự cạnh tranh khốc liệt về giá dịch vụ (do nguồn cung dịch vụ kho lạnh dư thừa so với nhu cầu) đồng thời tình hình cung ứng điện thiếu, thường xuyên gián đoạn trong quí 1 và nhất là quý 2/2010 đã làm tăng chi phí đối với hoạt động dịch vụ kho lạnh.

– Những khó khăn của Công ty từ cuối 2009 như kết quả kinh doanh thua lỗ, thu nhập giảm sút tiếp tục có ảnh hưởng đến uy tín của Công ty đối với các đối tác, các tổ chức tín dụng, ngân hàng và đến tâm lý người lao động.

  1. B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU SXKD NĂM 2010 :
CHỈ TIÊU ĐVT KẾ HOẠCH 2010 THỰC HIỆN 2010 TỈ LỆ SO VỚI KH
1/. TỔNG DOANH THU 1.000 đ 499.676.841 571.397.214 114,35%
2/. TỔNG DOANH SỐ USD 26.600.000 27.234.258 102,38%
Trong đó : – Xuất khẩu USD 4.000.000 708.244 17,71%
– Nhập khẩu USD 21.000.000 21.384.824 101,83%
– KD dịch vụ USD 1.600.000 5.141.190 321,32%
– SX chế biến TS USD 0 66.055 6.605.500%
3/. LỢI NHUẬN 1.000 đ 11.389.034 6.029.523 52,94%
4/. THU NHẬP BÌNH QUÂN (đồng/người/tháng) 1.000 đ 4.785 5.038 105.28%

Một số đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch SXKD và các mặt hoạt động khác của công ty trong năm 2010 :

1/. Tổng doanh thu , doanh số:

Năm 2010 doanh thu thực hiện vượt 14,35% so kế hoạch đề ra. Ban Điều hành công ty đã nhạy bén nắm bắt cơ hội và triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tận dụng tối đa lợi thế, hạn chế các mặt khó khăn, kinh doanh các mặt hàng công ty có thế mạnh (vật tư, thép, hạt nhựa…) và tận dụng triệt để cơ sở hạ tầng kinh doanh dịch vụ (kho bãi, văn phòng…)

Doanh số thực hiện năm 2010 quy ra USD đạt 102,38% kế hoạch. Trong đó doanh số kinh doanh dịch vụ có sự gia tăng lớn (321,32% KH) trong khi doanh số xuất khẩu đạt rất thấp (17,71% KH).

a/ Hoạt động xuaát khaåu:

Toång kim ngaïch Xuaát khaåu: thöïc hieän 708,244 USD (17,71% so vôùi KH vaø 23,83% so cuøng kyø)

Hoạt động xuất khẩu có sự sụt giảm mạnh về giá trị kim ngạch so cùng kỳ và không đạt yêu cầu kế hoạch đề ra. Nguyên nhân do Công ty gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động này như:

– Không có nhà máy chế biến, leä thuoäc vaøo caùc cô sôû, ñòa phöông cung caáp haøng vaø khoâng chuû ñoäng ñöôïc nguoàn haøng, khoù môû roäng thò tröôøng xuaát khaåu, khoù giữ ñoái taùc laøm aên laâu daøi.

– Công ty không thể thaâm nhập vào thị trường có mức tiêu thụ cao như Mỹ, UE, Đông Âu do không đáp ứng được đòi hỏi khắt khe về chất lượng vào và các qui định khác của chính quyền sở tại

– Ñoái töôïng caïnh tranh xuaát khaåu coù nhieàu ñieàu kieän thuaän lôïi hôn veà nhaø maùy cheá bieán, veà nguoàn haøng vaø code xuaát khaåu.

– Khuûng hoaûng taøi chính theá giôùi vẫn còn aûnh höôûng naëng neà ñeán XK do tieâu duøng theá giôùi chưa cao.

b/. Hoạt động nhaäp khaåu :

Toång kim ngaïch Nhaäp khaåu: thöïc hieän 21.384.824 USD (101,83%so vôùi KH vaø 82,31 % so cuøng kyø)

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chính của Công ty trong năm 2010. Tuy nhiên, hoạt động này đã gặp rất nhiều khó khăn : Công ty đang gặp khó khăn về vốn, lãi suất vay cao, hạn mức tín dụng của ngân hàng có giới hạn, căng thẳng về nguồn cung ngoại tệ và chênh lệch cao giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá thanh toán; một số khách hàng có công nợ cũ tồn đọng chậm thanh toán ; chi phí dịch vụ tăng; các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu chặt chẽ hơn…Những yếu tố trên đã có ảnh hưởng làm hạn chế năng lực hoạt động và hiệu quả của hoạt động nhập khẩu.

Ban lãnh đạo Công ty đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất , đó là : kiện toàn và tăng cường đội ngũ nhân viên kinh doanh, rà soát chọn lựa mặt hàng kinh doanh chủ lực, củng cố mối quan hệ khách hàng, chọn lọc khách hàng có tiềm lực, uy tín , thanh toán tốt; tích cực quan hệ với các ngân hàng để có hạn mức vay đảm bảo nhu cầu vốn cho kinh doanh, đặc biệt là triệt để tiết giảm chi phí quản lý và chi phí kinh doanh. Các giải pháp trên đã giúp hoạt động nhập khẩu giữ được ổn định , đạt được kế hoạch về doanh số và lợi nhuận.

c/ Hoaït ñoäng Kinh doanh Dòch vuï :

Toång kim ngaïch : thöïc hieän 5.141.190 USD (321,32 % so vôùi KH vaø 354,16% so cuøng kyø)

Trong đó : – Kinh doanh nội thương : 4.045.720 USD (78,65 % kim ngaïch)

– Dịch vụ kho lạnh : 480.733 USD ( 9,34 % kim ngaïch )

– Dịch vụ kho bãi : 487.930 USD ( 9,44 % kim ngaïch )

– Dịch vụ khác : 126.807 USD ( 2,47 % kim ngaïch )

  • Hoạt động kinh doanh dịch vụ có sự phát triển vượt bậc so cùng kỳ và kế hoạch năm 2010 do thực hiện được hoạt động kinh doanh nội thương với doanh số cao. Đây là sự năng động và nhanh nhạy nắm bắt thời cơ kinh doanh của công ty trong điều kiện hạn mức tín dụng cho nhập khẩu bị hạn chế, tỷ giá ngọai hối biến động lớn
  • Dịch vụ kho lạnh gặp nhiều khó khăn: nguồn hàng khai thác thấp do các đơn vị thuỷ sản có sự sút giảm sản lượng chế biến, các nhà máy tại địa phương đều có kho lạnh công suất lớn, giao thông từ các địa phương đến cảng biển xuất khẩu thuận lợi, các nhà máy hạn chế gởi hàng; mặt hàng thực phẩm nhập khẩu giảm sút số lượng do ảnh hưởng của các quy định kiểm tra vệ sinh thú y; ngoài ra có sự gia tăng đột biến về số lượng đơn vị kinh doanh kho lạnh và cạnh tranh gay gắt vế giá dịch vụ (giảm bình quân 30% so 2009) trong khi kho lạnh của công ty mới xây dựng đi vào hoạt động từ 2009 không đạt kế hoạch sản lượng đề ra (chỉ đạt 21% sản lượng kế hoạch)
  • Dịch vụ kho bãi hoạt động tốt do nhu cầu khách hàng cần thuê kho bãi trong nội ô thành phố cho hoạt động phân phối, trung chuyển hàng hoá cao trong khi nguồn cung ứng kho bãi có giới hạn.

2/. Lợi nhuận :

Lợi nhuận năm 2011 là 6.029.523.858 đồng đạt 52,94 % so với kế hoạch. Về tổng thể nguyên nhân lợi nhuận không đạt so kế hoạch là do:

  • Sự biến động tăng của giá vốn hàng hóa nhập khẩu, đồng thời công ty chịu khoản lãi vay lớn do nguồn vốn kinh doanh chủ yếu vay ngân hàng.
  • Hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Kho lạnh Sea Sài Gòn không thuận lợi: sản lượng lưu kho thấp trong khi chịu chi phí khấu hao và lãi vay rất lớn, công ty phải bù đắp khoản lỗ tại Chi nhánh.

3/. Hoạt động của các đơn vị trực thuộc :

  1. Văn phòng Công ty :

Hoạt động chủ lực là kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh nội thương và cho thuê văn phòng (tại VP Cty và XN Vận tải biển). Doanh số thực hiện năm 2010 là 546,16 tỷ đồng chiếm 95,58% doanh số toàn công ty. Lãi thực hiện 11,74 tỷ đồng. Năm 2010, công ty đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh kinh doanh đa dạng, tiết kiệm chi phí, sắp xếp lực lượng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh quản lý .

  1. Chi nhánh Xí nghiệp Kho Vận:

Hoạt động trên các lĩnh vực cho thuê kho bãi, kho lạnh, cho thuê xưởng chế biến thủy sản và xuất khẩu. Doanh thu thực hiện 19,85 tỷ đồng chiếm 3,47% doanh số toàn công ty và đạt lãi 4,12 tỷ đồng. Chi nhánh Kho Vận đã tận dụng tốt lợi thế trong kinh doanh kho bãi và cho thuê xưởng chế biến. Tuy nhiên, đến tháng 9/2010 Chi nhánh phải trực tiếp tổ chức sản xuất và gia công thủy sản (do đối tác không còn thuê bao)

  1. Chi nhánh Kho lạnh Sea Sài Gòn :

Hoạt động đơn thuần là dịch vụ kho lạnh tại tỉnh Bình Dương. Doanh số thực hiện 5,24 tỷ đồng chiếm 0,92% doanh số toàn công ty, lợi nhuận không đạt, lỗ 9,6 tỷ đồng. Mặc dù sở hữu kho lạnh mới nhưng doanh số và lợi nhuận không đạt kế hoạch do :

  • Sản lượng lưu kho thấp : không khai thác được nguồn hàng thủy sản từ miền Tây (do không thuận tiện về giao thông so với các kho lạnh ở cửa ngõ phía tây Tp.HCM và các kho gần khu vực cảng biển Tp.HCM) , nguồn hàng thực phẩm nhập khẩu sút giảm sản lượng nhiều (ảnh hưởng bởi việc sách kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp quản lý nhập siêu…)
  • Trong năm 2010 chi phí khấu hao cao, phải trả khoản lãi vay cao và chịu chênh lệch tỷ giá cho phần vốn vay bằng ngoại tệ đầu tư xây dựng kho lạnh.
    1. Chi nhánh Xí nghiệp Phú Viên :

Hiện nay chỉ họat động cho thuê kho chứa hàng, doanh thu thấp (140 triệu đồng), không bù đắp được chi phí ( lỗ 173 triệu đồng). Công ty đang triển khai mời gọi đầu tư vào vị trí khu đất chi nhánh đang quản lý, sử dụng (tại Q.Long Biên – Hà Nội).

  1. Xí nghiệp Vận tải biển

Hiện Công ty đang quản lý , cho đơn vị khác thuê làm văn phòng .

4/.Veà ñaàu tö XDCB:

– Trong kỳ đã hoàn tất các thủ tục đăng ký sở hữu công trình Kho lạnh Sea Sài Gòn tại tỉnh Bình Dương ( đầu tư năm 2008-2009) .

– Đối với các khu đất công ty đang quản lý tại Chi nhánh XN Kho Vận và Chi nhánh XN Phú Viên : thực hiện một số công việc cụ thể để triển khai các dự án đầu tư nhằm khai thác lợi thế về đất của công ty như mời các nhà đầu tư, thẩm định hồ sơ, phương án liên kết kinh doanh của các nhà đầu tư, chọn lựa nhà đầu tư mời thực hiện dự án trình HĐQT thông qua để triển khai thực hiện…

5/. Veà coâng taùc toå chöùc quaûn lyù vaø ñieàu haønh Coâng ty :

  • Từng buớc kiện toàn bộ máy tổ chức Công ty và các đơn vị trực thuộc : thành lập phòng Kế hoạch Tổ chức Hành chánh Công ty trên cơ sở sáp nhập 3 phòng Kế hoạch, Tổ chức, Hành chánh; thành lập Chi nhánh Công ty – Xí nghiệp Kho Vận tạo điều kiện cho đơn vị phát huy tính chủ động trong hoạt động; cơ cấu sáp nhập phòng Xuất khẩu thành phòng Kinh doanh dịch vụ để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh.
  • Xây dựng và ban hành hệ thống quy chế, quy định quản lý nội bộ Công ty, gồm : Quy chế họat động của HĐQT, Quy chế làm việc của Ban điều hành Công ty, Quy chế Tổ chức và họat động của các chi nhánh – đơn vị trực thuộc, Quy chế Tài chính, Quy định về chế\ độ ủy quyền, Quy định thực hiện kỷ luật lao động, Quy định quản lý và sử dụng con dấu, Quy chế họp giao ban
  • Chủ trương định biên lao động , thực hiện tinh gọn bộ máy quản lý, mở rộng đội ngũ kinh doanh trực tiếp.
  • Công tác chăm lo đời sống cho người lao động : mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nhưng Ban Điều hành đã chú trọng cải thiện đời sống cho người lao động, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động và thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội , khám sức khỏe định kỳ, giải quyết chế độ hưu trí, nghỉ việc, ốm đau …cho người lao động kịp thời, đúng quy định của nhà nước.

6/ Caùc coâng taùc khaùc

– Đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ Công ty nhiệm kỳ VIII (2010-2015).

– Hoạt động công đoàn ổn định, tham gia giám sát bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và doanh nghiệp.


PHAÀN III

KEÁ HOAÏCH NAÊM 2011

  1. NHỮNG NHẬN ĐỊNH CHUNG :

1/. Tình hình quốc tế và trong nước:

– Theo dự báo , từ sau năm 2010 kinh tế thế giới sẽ thoát hẳn khỏi khủng hoảng, phục hồi và duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức 3 – 3,5%. Thương mại hàng hoá nói chung, hàng nông, lâm, thủy sản nói riêng sẽ tăng; nhu cầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản từ các nước phát triển (Mỹ, EU, Nhật) sẽ lấy lại nhịp độ và ổn định trở lại và từ các thị trường khác (Nam Phi, Trung Đông,…) tăng.

– Toàn cầu hoá vẫn là xu thế tất yếu với mức độ ngày càng sâu rộng hơn.

* Thuận lợi và cơ hội

Cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và mở cửa, hội nhập với kinh tế thế giới tiếp tục gắn kết nước ta với khu vực và thế giới tạo cho nền kinh tế Việt Nam cơ hội mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

* Khó khăn, thách thức

– Quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh sẽ dẫn đến tính cạnh tranh càng quyết liệt.

– Sự biến đổi khí hậu ngày càng rõ, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường với tầm ảnh hưởng rộng và mức gây hại lớn hơn.

– Chủ trương của chính phủ hạn chế nhập sieâu, kiểm tra nghiêm ngặt hàng nhập khẩu cho tiêu dùng, những hàng rào kỹ thuật hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước; khả năng cung ứng ngoại tệ cho nhập khẩu trong năm 2011 có khả năng xảy ra thiếu hụt, tỷ giá đồng Việt nam so USD biến động, chênh lệch tỷ giá cao…

– Tình hình kinh tế trong nước tiềm ẩn những khó khăn : đó là lạm phát nguy cơ tăng cao, lãi vay ngân hàng tăng vọt, lương tối thiếu tăng, giá cả sinh hoạt, dịch vụ tăng…

2/. Về tình hình của công ty:

  • Hoạt động kinh doanh của công ty tiếp tục chịu ảnh hưởng của việc thiếu nguồn vốn do hạn mức tín dụng thấp (theo NQ 11 của Chính phủ, mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng không vượt quá 20% trong năm 2011) , sự thiếu ổn định của tỷ giá ngọai hối cũng như thực trạng hai tỷ giá sẽ tác động tiêu cục đến khả năng triển khai và mở rộng kế hoạch kinh doanh

– Hoạt động dịch vụ kho lạnh gặp khó khăn lớn do sự gia tăng số lượng kho trữ của các đơn vị bạn và tình trạng giảm giá dịch vụ, trong khi các chi phí có liên quan như năng lượng, nhiên liệu, chi phí tiền lương…tăng cao ( cụ thể : điện tăng 15,8% từ 1/3, giá dầu điều tiết theo giá thị trưởng thế giới…).

B/. Phương hưỚng – mỤc tiêu năm 2011

1/. Mục tiêu :

Năm 2011 là năm bản lề thực hiện chiến lược phát triền ngành, Công ty mẹ , do vậy mục tiêu của Công ty là cố gắng thực hiện tốt nhất kế hoạch về doanh số – lợi nhuận do Đại hội đồng cổ đông thông qua :

  • Trên cơ sở vật chất sẵn có, đẩy mạnh kinh doanh, dịch vụ đa dạng , đảm bảo tăng trưởng về doanh số , lợi nhuận và hạn chế thua lỗ trong kinh doanh kho lạnh.
  • Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Công ty và các chi nhánh; tăng cường đội ngũ cán bộ kinh doanh, đưa hoạt động Công ty đi vào ổn định và phát triển về chất và lưọng.
  • Triển khai thực hiện các dự án đầu tư và chuẩn bị khai thác có hiệu quả các dự án.

2/. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011:

CHỈ TIÊU ĐVT THỰC HIỆN 2010 KẾ HOẠCH NĂM 2011 % KH 2011 / TH 2010
1/. TỔNG DOANH THU (1.000 đồng) 1.000 đ 571.397.214 682.723.000 119,48%
2/. TỔNG DOANH SỐ (USD) USD 27.234.258 35.011.000 128,55%
T/đó : – Xuất khẩu USD 708.244 1.458.000 205,86%
– Nhập khẩu USD 21.384.824 31.500.000 147,30%
– Kinh doanh dịch vụ USD 5.141.190 1.774.000 34,51%
– SX chế biến thủy sản USD 66.055 279.500 423,11%
3/. LỢI NHUẬN phấn đấu (1.000 đồng) 1.000 đ 6.029.523 6.300.000 104,49%
4/. THU NHẬP BÌNH QUÂN (đồng/người/tháng) 1.000 đ 5.038 5.600 111,15%

3/. Các dự án đầu tư :

Thực hiện triển khai các bước kêu gọi đầu tư vào các khu đất công ty đang quản lý :

a/. Khu trung tâm Thương mại – trường học – nhà ở tại XN Kho Vận : dự kiến vốn đầu tư 1.000 tỷ. Nguồn vốn : liên doanh liên kết.

b/. Cao ốc Văn phòng tại 338/1 Trần Văn Kiểu Q.6 (XN Tín Nghĩa cũ) : dự kiến vốn đầu tư 50 tỷ. Nguồn vốn : liên doanh liên kết

c/. Bệnh viện hoặc trường học quốc tế hoặc kho tiếp vận (kho khô) tại 665-667 Lò Gốm Q.6 (Kho Hồng Xương) : dự kiến vốn đầu tư 70 tỷ. Nguồn vốn : liên doanh liên kết

d/. Khu trung tâm Thương mại – nhà ở tại XN Phú Viên (Hà Nội) : dự kiến vốn đầu tư 70 tỷ. Nguồn vốn : liên doanh liên kết.

C/. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :

1/.Kinh doanh xuất – nhập khẩu và nội thương :

  • Đặc biệt quan tâm công tác dự báo – phân tích thị trường trong ngắn hạn và lâu dài nhằm chủ động và ổn định năng lực kinh doanh với chuyên môn hóa cao.
  • Đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng chiến lược công ty đã có thế mạnh, tiếp tục mở rộng kinh doanh hàng thực phẩm, nguyên vật liệu phục vụ SXKD; mở rộng mặt hàng xuất khẩu ngoài thủy sản, mở rộng các hoạt động kinh doanh đa dạng trên cơ sở đảm bảo an toàn về vốn, có hiệu quả.
  • Củng cố và tăng cường đội ngũ kinh doanh có kinh nghiệm, có tâm huyết. Khuyến khích cán bộ kinh doanh tự chủ khai thác khách hàng, mặt hàng mới.
  • Đảm bảo vòng quay vốn nhanh, thanh toán tốt, tạo uy tín với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để có hạn mức vay đáp ứng tốt yêu cầu vốn.

– Thöïc hieän tieát kieäm, giaûm chi phí kinh doanh.

– Đẩy mạnh khai thác thị trường châu Á ( Hàn quốc, Trung quốc) nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu, đảm bảo an toàn về thanh toán.

– Tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản; Chú trọng các thị trường có sức mua lớn như Nhật, Mỹ, EU, đồng thời tăng cường mở rộng thị phần các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Asean, Hàn Quốc, Đài Loan…, ; liên doanh, liên kết với các đơn vị chế biến thủy sản để mở rộng nguồn hàng, mặt hàng xuất khẩu. Chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy chế biến quy mô vừa phải để tự chủ nguồn hàng.

2/. Kinh doanh dịch vụ :

  • Khai thác tối đa diện tích kho, bãi của công ty trên cơ sở đảm bảo chấp hành các quy định của nhà nước, an toàn tài sản Công ty và khách hàng..
  • Tìm khách hàng cho thuê ngắn hạn đối với các khu vực đang chờ triển khai dự án đầu tư.
  • Đối với hoạt động kho lạnh : tăng cường quảng cáo trên các phương tiện báo, đài; tích cực đi địa phương tìm nguồn hàng khai thác ; xác định mặt hàng khai thác chủ lực và đa dạng mặt hàng khai thác ; xây dựng chính sách giá linh động đáp ứng nhu cầu cạnh tranh gay gắt của thị trường; thực hiện chế độ tiết kiệm tối đa các chi phí vận hành.

3/. Kế toán – tài chính

– Vận hành, sử dụng phần mềm quản lý chung của Công ty, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản trị nhanh , chính xác.

– Theo sát lãi suất thường xuyên và liên tục về ngoại tệ và VN đồng để kịp thời chỉ đạo về tài chính và cân đối vốn.

– Sử dụng vốn vay ngắn và dài hạn, tranh thủ các mối quan hệ của các ngân hàng, tìm kiếm lãi suất cho vay ưu đãi, tăng hạn mức tín dụng.

– Kịp thời tham mưu , đề xuất các giải pháp cung ứng vốn cho nhu cầu kinh doanh, quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn của công ty có hiệu quả, đúng pháp luật.

4/. Công tác tổ chức – đào tạo :

  • Tiếp tục tinh gọn bộ máy quản lý, mở rộng đội ngũ cán bộ kinh doanh trực tiếp.
  • Hoàn thiện các quy chế, quy định quản lý Công ty và đưa vào áp dụng.
  • Chấn chỉnh bộ máy nhân sự văn phòng và các chi nhánh, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu quản lý và kinh doanh dịch vụ.
  • Đề cao trách nhiệm, tự giác của CB-CNV thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và công ty.

– Chaêm lo vaø ñaûm baûo ñôøi soáng vaät chaát vaø tinh thaàn cho CBCNV, thöïc hieän cheá ñoä tieàn löông, tieàn thöôûng gaén lieàn vôùi hieäu quaû kinh doanh. Thực hiện quy chế trả lương mới đáp ứng yêu cầu trả công theo năng lực – hiệu quả – kích thích cống hiến.

– Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhằm có đủ đội ngũ cán bộ cho yêu cầu quản lý, kinh doanh, dịch vụ.

– Tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về marketing ; chú ý tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh, nghiệp vụ.

3/. Công tác đầu tư :

  • Thống nhất chủ trương, trình tự đầu tư các dự án , tìm các đối tác liên doanh liên kết có năng lực tài chính, kinh nghiệm thực hiện đầu tư.

– Tranh thuû caùc nguoàn voán cho vay ngaén haïn, daøi haïn; lieân doanh lieân keát vôùi caùc nhaø ñaàu tö coù tieàm naêng veà taøi chính vaø thò tröôøng ñeå kinh doanh vaø ñaàu tö vaøo caùc Döï aùn.