RSS Twitter Facebook Email

Báo cáo thường niên

Báo cáo thường niên năm 2012

Ngày đăng: 22/07/2016

BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

VỀ HOẠT ĐỘNG NĂM 2012 & ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2013

 

  1. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NĂM 2012:
    1. Đặc điểm, tình hình chung:
      • Khó khăn:
  1. Khó khăn chung:
    • Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn đang tiếp tục và diễn biến phức tạp, một số nền kinh tế lớn làm đầu tàu phát triển chậm và có xu hướng chựng lại khiến thị trường chung châu âu khủng hoảng sâu rộng, nợ công cao, các nước trong khối EU phải đưa ra một số chính sách hạn chế chi tiêu công dẫn đến thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.
    • Tình hình kinh tế trong nước tuy ít bị ảnh hưởng trực tiếp xong gián tiếp vẫn bị ảnh hưởng do thị trường xuất khẩu thu hẹp, rào cản thương mại nhất là kiểm soát chất lượng do các nước đưa ra đã ảnh hưởng nhiều và gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
    • Sản xuất kinh doanh trong nước bị đình trệ nhất là thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán thiếu ổn định – lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao – khó tiếp cận vốn, nợ xấu tại ngân hàng tăng cao dẫn tới việc kiểm soát, cho vay khó khăn – khả năng thanh toán giữa các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tồn đọng nợ quá hạn, nợ khó đòi phổ biến trong các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp phá sản, một số không ít hoạt động cầm chừng – một bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa cho nền kinh tế.
  1. Với công ty:

+ . Khó khăn ở những năm cũ chưa thực sự giải quyết dứt điểm cho nên vẫn còn ảnh hưởng tới tình hình SXKD hiện tại của công ty.

+.. Việc sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở không bền vững, công ty chủ yếu kinh doanh thương mại thuần túy, đầu vào và đầu ra không ổn định.

Þ Những mặt hàng kinh doanh chủ lực, chủ yếu của công ty nằm trong nhóm mặt hàng phục vụ cho công tác xây dựng, bất động sản, nên tình trạng đóng băng của bất động sản đã trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty.

+.. Kinh doanh dịch vụ khó khăn do thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp, hàng hóa xuất khẩu ít, kho lạnh phát triển ngày càng nhiều, tình trạng cung vượt cầu vì vậy kinh doanh kho lạnh, kho vật tư gặp nhiều khó khăn.

+.. Tâm lý CB-CNV không ổn định trong công việc và đời sống.

+.. Một số khoản nợ khó đòi đã ảnh hưởng tới SXKD, tâm lý cán bộ kinh doanh, CB lãnh đạo của công ty.

  • Thuận lợi:
    • Do cuối năm 2011 công ty đã giải quyết được một phần khó khăn trong quan hệ với ngân hàng do nguồn thu từ thực hiện dự án 678 Âu Cơ mang lại.
    • Đã tập trung giải quyết và chấm dứt được tình trạng thua lỗ kéo dài của Kho lạnh Sea Sài Gòn từ chỗ lỗ 8 đến 9 tỷ một năm nay đã bắt đầu có lãi, mặc dù chưa đạt như mong muốn.
    • Đã từng bước sắp xếp lại bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả tuy nhiên việc làm không thường xuyên, thiếu cương quyết.
    • Những người đại diện phần vốn thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo của chủ sở hữu.
    • Tập thể CB-CNV đoàn kết nhất trí quyết tâm vượt qua khó khăn.
  1. Thực hiện nhiệm vụ Đại Hội Đồng Cổ Đông giao:
    1. Sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu Thực hiện / Kế hoạch Tỷ lệ
– Tổng doanh thu: 679,7 tỷ / 701 tỷ = 96,96 %
– Xuất khẩu: 1,6 triệu USD/ 3,4 triệu = 46,68 %
– Nhập khẩu: 18,3 triệu USD/ 28 triệu = 65,34 %
– Kinh doanh dịch vụ: 35,3 tỷ / 35,2 tỷ = 100 %
– Chế biến thủy sản: 7,2 tỷ / 5,7 tỷ = 126 %
– Tiền lương: 14,6 tỷ / 16,4 tỷ = 89 %
– Lợi nhuận: – 23,6 tỷ / 7,5 tỷ = ­-

Công ty đã không hoàn thành nhiệm vụ ĐHĐCĐ giao, nhất là chỉ tiêu lợi nhuận và cổ tức.

  • Nguyên nhân:
    • Do công ty phải trích lập dự phòng một số khoản công nợ khó đòi theo quy định của nhà nước là 21,419 tỷ đồng.
    • SXKD của công ty 6 tháng cuối năm hoạt động cầm chừng do tập trung thu hồi công nợ và không có phương hướng SXKD.
    • SXKD không có tính ổn định bền vững.
    • Phương thức kinh doanh đã lỗi thời bộc lộ nhiều bất cập, rủi ro trong kinh doanh, BĐH công ty đã không kịp thời và có biện pháp thích hợp dẫn tới nợ khó đòi lớn và khả năng mất vốn cao.
  1. Công tác tổ chức:
    • Việc sắp xếp bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả trong đó xây dựng chính sách nhằm thu hút cán bộ trẻ, năng lực chuyên môn, đặc biệt cho bộ phận SXKD – đã thực hiện xong không thường xuyên và thiếu cương quyết, không có kế hoạch, chương trình cụ thể.
    • Thực hiện quy chế trả lương, thưởng nhằm phát huy đóng góp của tập thể CB-CNV, gắn tiền lương với hiệu quả công việc, HĐQT đã ban hành quy chế tiền lương nhưng tới nay BĐH vẫn chưa áp dụng và phát huy trong thực tế tại công ty.
    • Chưa có quy trình đánh giá công việc dựa trên nhiệm vụ được giao cho nên việc đánh giá khen thưởng, kỷ luật, giải quyết chế độ cho những người không có đóng góp cho công ty gặp nhiều khó khăn và chưa thực hiện được.
  2. Công tác đầu tư:
    • Năm 2012 là năm rất khó khăn cho công tác đầu tư. Thị trường bất động sản đóng băng, tồn kho lớn, giá cả tiếp tục xuống thấp. Mặc dù đối tác và công ty đã lường trước xong diễn biến của thị trường rất phức tạp và khó lường cho nên các dự án của công ty vẫn dậm chân tại chỗ, một số không thể triển khai được.
    • Dự án 678 Âu Cơ đã thực hiện được một số công việc cần thiết và triển khai bước đầu theo đúng tiến độ nhưng do chưa giải phóng, bàn giao mặt bằng nên công ty vẫn khai thác đối với mặt bằng này và mang lại hiệu quả nhất định.
    • Các mặt bằng khác (338 Trần Văn Kiểu; 665-667 Lò Gốm, Phú Viên) hiện nay công ty vẫn đang tận dụng khai thác thế mạnh để mang lại hiệu quả cho công ty trong khi chưa triển khai dự án.
    • 200 Điện Biên Phủ chưa triển khai được do một số khó khăn về thủ tục, trong năm vừa qua không cho thuê được nên ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của công ty.
  • Đánh giá tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công tác quản trị của HĐQT:

Trong năm 2012 HĐQT với 5 thành viên đã bám sát nhiệm vụ ĐHĐCĐ giao, thường xuyên kiểm tra đôn đốc BĐH thực hiện nhiệm vụ được giao, cụ thể:

  • Đã kịp thời họp và ban hành các nghị quyết, quyết định nhắm tháo gỡ khó khăn, kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý, quản trị sát và theo kịp diễn biến tình hình của công ty trong từng giai đoạn.
  • Đã cùng BĐH thường xuyên bàn bạc tìm mọi giải pháp để đưa công ty vượt qua khó khăn do SXKD mang lại, nhất là trong việc thu hồi công nợ – nợ khó đòi, đã thành lập Ban thu hồi công nợ do Tổng Giám đốc làm trưởng ban.
  • Tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo Chi nhánh Kho lạnh Sea Sài Gòn theo tinh thần của ĐHĐCĐ và bước đầu đã đạt được kết quả nhất định.
  • Tiếp tục kiện toàn công tác quản lý – Đã ban hành quy chế hoạt động của HĐQT sát với tình hình thực tế của công ty và đạt sự đồng thuận cao và đang tiếp tục kiện toàn quy chế hoạt động của BĐH và BKS cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của công ty.
  • Hoạch định kế hoạch 2013 của công ty để cùng BĐH xây dựng kế hoạch 2013 sát thực tế, trên cơ sở đánh giá hết khó khăn và thuận lợi của công ty để xây dựng kế hoạch mang tính khả thi cao nhất.
  • Đã thường xuyên nhắc nhở, họp bàn và có nghị quyết trong SXKD cần bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro, không chạy theo doanh số, xong trong kinh doanh đã để xảy ra một số việc đáng tiếc về công nợ khó đòi ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của công ty và đa số người lao động, quyền lợi của các cổ đông.
  • HĐQT xin nghiêm túc nhận trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về việc không hoàn thành nhiệm vụ mà ĐHĐCĐ đã giao phó.
  • Các thành viên HĐQT, Ban điều hành tùy theo công việc được phân công sẽ kiểm điểm rõ trách nhiệm được giao trước HĐQT Cty và sẽ có báo cáo ĐHĐCĐ trong thời gian sớm nhất.
  1. PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2013
  2. Công tác tổ chức:
  • Kiên quyết và thường xuyên thực hiện công tác tái cơ cấu một cách toàn diện theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giải quyết chế độ cho những người không phù hợp và không đảm trách được nhiệm vụ của công ty giao.
  • Thực hiện quy chế chi trả lương thưởng, quy trình đánh giá công việc dựa trên nhiệm vụ được giao.
  • Kiện toàn bộ máy tổ chức từ HĐQT, BĐH, các phòng ban, chi nhánh trực thuộc, lựa chọn cán bộ, đội ngũ lãnh đạo thực sự có năng lực, tâm huyết với công ty.
  • Tạo không khí làm việc thẳng thắn, cởi mở trong công việc, tránh bè phái cục bộ, nể nang, nâng cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.
  1. Công tác đầu tư:
  • Tiếp tục đôn đốc thực hiện dự án 678 Âu Cơ trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, xem xét và điều chỉnh phương án hợp tác đầu tư dự án 678 Âu Cơ, Quận Tân Bình, Tp.HCM theo đề nghị của đối tác đang liên doanh (Công ty Tập Đoàn Tây Hồ) để thúc đẩy dự án triển khai theo đúng Hợp đồng Liên doanh liên kết đã được ký kết.
  • Khai thác có hiệu quả các khu đất mà công ty đang quản lý trong khi chờ thực hiện dự án đầu tư hoặc chuyển đổi mục đích.
  • Xem xét đánh giá đầy đủ toàn diện hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Kho lạnh Sea Sài Gòn những năm vừa qua và trong thời gian tiếp theo, việc sử dụng và khai thác nhà 200 đường Điện Biên Phủ để khi có các nhà đầu tư quan tâm sẽ lập phương án chuyển nhượng theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.
  1. Sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu Kế hoạch 2013/ Thực hiện 2012
– Doanh thu: 437 tỷ / 679 tỷ
– Doanh số: 18,6 triệu USD / 19,9 triệu USD
– Xuất khẩu: 1,6 triệu USD/ 1,6 triệu USD
– Nhập khẩu: 17 triệu USD/ 18,3 triệu USD
– KD dịch vụ: 37,3 tỷ / 35,3 tỷ
– Chế biến thủy sản: 8,2 tỷ / 7,2 tỷ

– Lợi nhuận:

+ Phương án 1

+ Phương án 2

 

618 triệu

2,75 tỷ

– Quỹ tiền lương: 16,1 tỷ / 14,6 tỷ

Trong đó:

  • Nhập khẩu : – Lựa chọn, tập trung những mặt hàng có hiệu quả cao, an toàn vốn.
  • Có quy trình đánh giá khách hàng dựa trên tiêu chí cụ thể, rõ ràng (tính chất , giá vốn …)
  • Xuất khẩu : Củng cố và tăng cường bộ phận xuất khẩu, tạo điều kiện và ưu tiên cho cán bộ làm công tác xuất khẩu, liên kết, liên doanh với các nhà máy nhằm tạo cơ sở vận dụng cho công ty trong quan hệ với khách hàng.
  • Dịch vụ : – Tiếp tục phát huy và giữ thế mạnh kinh doanh kho bãi.
  • Tăng cường và hỗ trợ kinh doanh kho lạnh nhằm mang lại hiệu quả ngày càng cao, góp phần vào kết quả chung của công ty.
    1. Công tác quản lý:
  • Chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý – kể cả con người và phương pháp, kiên quyết không để tình trạng quản lý như hiện nay.
  • Báo cáo kịp thời theo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu với chất lượng cao nhất.
  • Phát hiện vào báo cáo kịp thời cho lãnh đạo mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh không bình thường, có khả năng rủi ro, mất vốn.
  • Xây dựng kế hoạch sát thực tế, tránh xây dựng kế hoạch cho có hình thức.
  • Thay đổi lề lối kinh doanh – có giải pháp kinh doanh mới trước khi làm.
  • Tiếp tục xem xét và đẩy nhanh tiến độ xử lý công nợ giữa Công ty Mua bán nợ tài sản tồn đọng (DATC) và các ngân hàng TMCP Phương Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trên cơ sở mua bán nợ và xử lý tài sản kể cả tài sản của các khách hàng thế chấp.

Năm 2013:

  • Cần tập trung mọi nguồn nhân lực để giải quyết số công nợ khó đòi – cụ thể công nợ với Cty Tân Đỉnh Phong, Cty Hoàng Đạo – Một mặt tiếp tục theo hướng khởi kiện ra cơ quan pháp luật, một mặt đẩy nhanh việc đàm phán với công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng tại doanh nghiệp.
  • Thực hiện quản trị công ty theo điều lệ và các quy chế đã ban hành.

Þ Kiện toàn quy chế hoạt động của BĐH, BKS cho phù hợp với quy chế của HĐQT.

  • Kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể đã gây ra khoản nợ khó đòi đang làm ảnh hưởng tới hoạt động SXKD và đời sống người lao động.
  • Trong SXKD không chạy theo doanh số, mà chú trọng vào hiệu quả, an toàn vốn và phát triển vốn.
  • Xuất khẩu: Xuất khẩu của công ty nhất là xuất khẩu thủy sản gần như bỏ trống, đây là yếu điểm lớn của công ty mặc dù công ty đã chú trọng nhưng tới nay chưa có giải pháp khắc phục.
  • Kinh doanh dịch vụ:

* Kho lạnh: Kho lạnh Sóng Thần đã khắc phục được lỗ triền miên và đến nay đã có hiệu quả nhất định.

* Kho bãi – dịch vụ khác nhìn chung gặp khó khăn do khó khăn chung của nền kinh tế cả nước.

  • Cần nhận diện và xác định chính xác tình trạng hiện nay của công ty để qua đó xây dựng kế hoạch SXKD, mặt hàng kinh doanh cho phù hợp.
  • Lựa chọn, kiểm tra, đánh giá khách hàng trước khi hợp tác kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn vốn cho các cổ đông.
  • Kiện toàn bộ máy lãnh đạo, điều hành công ty, sắp xếp lại tổ chức công ty, các chi nhánh theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả.
  • Xử lý tài sản chưa và không phát huy hiệu quả nhằm tạo nguồn vốn cho hoạt động SXKD trong thời gian tới.
  • Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của HĐQT, BKS để đảm bảo SXKD đúng pháp luật, an toàn vốn.
  • Xây dựng mối đoàn kết, không khí làm việc, cải thiện đời sống CB CNV.

Nếu được sự thống nhất thông qua của Đại Hội Đồng Cổ Đông, HĐQT và BĐH Công ty sẽ tập trung mọi nguồn lực, phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của tập thể CB CNV tìm mọi biện pháp để triển khai nhằm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 2013 mà ĐHĐCĐ giao phó. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Đại hội về bản Báo cáo trên, nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công tác quản trị và điều hành Công ty.

HĐQT Công ty mong muốn tiếp nhận được sự tin tưởng, gắn bó của các Cổ đông. HĐQT, Ban điều hành và CB CNV Công ty sẽ nỗ lực hết mình để vượt qua những khó khăn, thách thức nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho đồng vốn mà Quý Cổ Đông đã đầu tư tại Công ty.

Cuối cùng, HĐQT Công ty xin được gửi tới toàn thể Quý Cổ đông lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng và chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

 

BÁO CÁO CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC

KEÁT QUAÛ SXKD NAÊM 2012

PHÖÔNG HÖÔÙNG NAÊM 2013

 

PHAÀN I

KEÁT QUAÛ HOAÏT ÑOÄNG SAÛN XUAÁT KINH DOANH NAÊM 2012

 

  1. Tình hình chung

– Năm 2012 tình hình kinh tế thế giới vẫn tiếp tục còn nhiều diễn biến phức tạp, bất ổn liên quan đến một số nước làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường kinh doanh.

– Tình hình trong nước có những khó khăn từ năm 2011 chuyển sang. Hoạt động kinh doanh đình trệ, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, thị trường, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh đó, cùng với những khó khăn từ năm 2011, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng không nằm ngoài tình hình nói trên. Những năm trước đều có được hợp đồng để chuyển sang kinh doanh cho quý I năm sau nhưng năm 2012, hoạt động trong quý 1 gần như ngưng trệ do thị trường hoạt động cầm chừng. Nhu cầu cho sản xuất về nguyên vật liệu như sắt, thép, hạt nhựa, phụ tùng, giấy… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngưng trệ, đó là những mặt hàng kinh doanh chủ lực tại văn phòng Công ty.

Mặt khác, lãi suất Ngân hàng ở mức cao từ 18-20%/ năm, hạn mức vay vốn của Ngân hàng cũng chỉ dừng lại như những năm trước, việc tiếp cận vay vốn giải ngân gặp không ít khó khăn.

– Hệ thống khách hàng trong nước kể cả những khách hàng làm ăn với Công ty từ thời gian trước, nay cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ. Phần lớn đều chậm thanh toán ảnh hưởng đến việc trả nợ vay đến hạn của Ngân hàng.

– Kinh doanh thủy sản cầm chừng, chưa tiếp cận được thị trường mới. Kinh doanh Xuất khẩu vẫn theo hoạt động thương mại thuần túy, không bền vững vì nguồn hàng đầu vào không ổn định.

– Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ kinh doanh còn thiếu, chưa có được nhiều cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để đương đầu với những khó khăn hiện nay của thị trường, chưa đủ bản lĩnh và trình độ để nắm bắt, đàm phán, triển khai hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm an toàn vốn. Việc bổ sung cán bộ đáp ứng những nhu cầu nêu trên gặp không ít khó khăn nhất là trong bối cảnh hiện nay.

– Việc chủ động xây dựng kế hoạch và phương án kinh doanh ngay từ cuối năm trước, chú trọng hiệu quả, an toàn vốn nhằm tác động tích cực thúc đẩy hoạt động của công ty, hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh thực tế tại Cty lại gặp nhiều khó khăn không lường trước được.

– Hoạt động của các Chi nhánh cũng có một số vấn đề phát sinh:

+ Chi nhánh – Xí nghiệp Kho Vận: hoạt động chính là dịch vụ cho thuê kho bãi nhưng nay do khủng hoảng kinh tế, hoạt động này cũng bị ảnh hưởng. Khách hàng trả lại mặt bằng cho thuê; giá cho thuê không những không tăng mà phải giữ nguyên hoặc giảm để giữ khách hàng thuê kho, mặc dù các chi phí khác tăng như: giá cho thuê đất, điện,… Mặt khác, việc triển khai dự án với Công ty Tây Hồ tại đây cũng tạo tâm lý bất an cho khách hàng trong việc ổn định mặt bằng cho thuê lâu dài cũng như ảnh hưởng tâm lý CB CNV Chi nhánh.

+ Chi nhánh – Kho lạnh Sea Sài Gòn: bước đầu đã đạt sản lượng từ 3.000 tấn/ngày trở lên. Tuy nhiên, để thu hút và giữ khách hàng Chi nhánh Kho lạnh chấp nhận đưa ra giá cho thuê kho lạnh bằng hoặc thấp hơn các đơn vị xung quanh. Do vậy, mặc dù sản lượng đạt trên 60% công suất nhưng hoạt động vẫn chưa có hiệu quả, trong năm 2012 chỉ giữ ở mức hòa vốn. Do phụ thuộc vào khách hàng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh, nên khó khăn của Kho lạnh vẫn chưa thể khắc phục được trong thời gian tới.

+ Chi nhánh – XN Phú Viên: hoạt động chính là cho thuê kho chứa hàng, trong lúc chờ triển khai dự án đầu tư.

Tình hình khó khăn trong nước và trên thế giới ảnh hưởng rất nhiều đến tính hình sản xuất kinh doanh của Cty. Ban lãnh đạo Cty đã cố gắng duy trì và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng kết quả không khả quan như mong muốn.

II/ Kết quả thực hiện năm 2012:

 

CHỈ TIÊU

ĐVT

 

KẾ HOẠCH NĂM 2012 THỰC HIỆN NĂM 2012 %TH 2012 /KH 2012
1/ TỔNG DOANH THU 1.000 đ 701.100.454 679.763.904 96,96 %
2/ TỔNG DOANH SỐ (USD) USD 31.432.432 19.896.555 63,30 %
T/đó : – Xuất khẩu USD 3.432.432 1.602.503 46,68 %
– Nhập khẩu USD 28.000.000 18.294.052 65,34 %
3/ KINH DOANH NỘI THƯƠNG 1.000 đ   174.740.109  
4/ KINH DOANH DỊCH VỤ 1.000 đ 35.265.382 35.336.738 100,20 %
5/ SX CHẾ BIẾN THỦY SẢN 1.000 đ 5.754.000 7.283.843 126,59 %
6/ LỢI NHUẬN 1.000 đ 7.521.338 23.628.633  
7/ QUỸ TIỀN LƯƠNG 1.000 đ 16.403.067 14.629.663 89,19 %
8/ THU NHẬP BÌNH QUÂN (đồng/người/tháng) 1.000 đ 6.938 6.773 97,62 %

Một số đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch SXKD và các mặt hoạt động khác của công ty trong năm 2012:

* Tổng doanh thu, doanh số:

Năm 2012 doanh thu thực hiện đạt 96,96 % so kế hoạch đề ra và doanh số thực hiện đạt 63,30 % kế hoạch. Ban Điều hành Cty đã tận dụng tối đa lợi thế, hạn chế các mặt khó khăn, kinh doanh các mặt hàng Công ty có thế mạnh (vật tư, thép, hạt nhựa…) và tận dụng khai thác cơ sở hạ tầng kinh doanh dịch vụ (kho bãi, kho lạnh, văn phòng…) tại các Chi nhánh.

1/. Hoạt động Nhập khẩu:

Toång kim ngaïch Nhaäp khaåu chỉ đạt 65,35 % so với kế hoạch. Nhập khẩu vẫn là hoạt động kinh doanh chính của Công ty trong năm 2012. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn: lãi suất vay cao, hạn mức tín dụng của ngân hàng có giới hạn; một số khách hàng có công nợ cũ tồn đọng chậm thanh toán, chi phí dịch vụ tăng, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu chặt chẽ hơn…Những yếu tố trên đã làm ảnh hưởng hoạt động và hiệu quả của hoạt động nhập khẩu trong năm vừa qua. Mặt khác, một giám đốc là khách hàng lớn của Công ty là Cty TNHH và SX TMDV Tân Đỉnh Phong đã bỏ trốn nên ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh chung của năm 2012, cũng như việc vay vốn ngân hàng cho hoạt động kinh doanh của Cty.

2/. Hoạt động Xuất khẩu:

Hoạt động xuất khẩu chưa đạt chỉ tiêu KH đề ra, chỉ đạt 46,69 % kế hoạch năm.

Nguyên nhân chưa đạt chỉ tiêu xuất khẩu là do leä thuoäc vaøo caùc cô sôû, ñòa phöông cung caáp haøng nên khoâng chuû ñoäng ñöôïc nguoàn haøng, khoù môû roäng thò tröôøng xuaát khaåu và khó thâm nhập vào thị trường có mức tiêu thụ cao như Mỹ, UE, Đông Âu do không đáp ứng được đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và các qui định khác.

+ Trong nhiều năm nay vẫn chưa có chiến lược xây dựng nhà máy chế biến thủy sản để có thể cạnh tranh xuất khẩu, nguồn hàng và code xuất khẩu.

+ Mặt hàng Xuất khẩu nông sản trong năm 2012 cũng gặp nhiều khó khăn do phát sinh công nợ khó đòi.

3/. Kinh doanh nội thương (vật tư, hàng hóa):

Kế hoạch năm 2012 không đề ra chỉ tiêu kinh doanh nội thương mà chỉ chú trọng doanh số xuất, nhập khẩu. Thực tế thực hiện Kinh doanh nội thương năm 2012 với doanh thu cao.

4/. Hoạt động kinh doanh dịch vụ:

  • Hoạt động kinh doanh dịch vụ đạt 100,2 % so với kế hoạch năm, so sánh với năm 2011 thì doanh thu năm 2012 cho hoạt động này tăng đáng kể đó là do hoạt động dịch vụ cho thuê kho bãi và kho lạnh tại 2 Chi nhánh của Công ty ổn định. Dịch vụ Kho bãi hoạt động có hiệu quả, hoàn thành kế hoạch trong khi dịch vụ Kho lạnh bắt đầu có khách hàng thường xuyên do đó tạo ra sự ổn định trong năm 2012, các Chi nhánh đều đạt và vượt chỉ tiêu lợi nhuận trong năm.

Trong đó :- Dịch vụ kho lạnh : 22,471 tỷ đồng (chiếm 63,59 % doanh thu KDDV)

– Dịch vụ kho bãi : 12,866 tỷ đồng (chiếm 36,41 % doanh thu KDDV)

  • Dịch vụ kho lạnh tại Chi nhánh Sóng Thần năm 2012 đạt sản lượng gởi kho trên 60% chủ yếu là nguồn hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu, gia công cho khách hàng nước ngoài nên không ảnh hưởng tiền vốn và lãi suất ngân hàng… nguồn khách hàng cho đến thời điểm cuối năm là tương đối ổn định, có quan hệ tốt với Chi nhánh và là những khách hàng tiềm năng lâu dài như Saigon Food, Trung Sơn, Hải Hòa, Vinamilk, CP…
  • Dịch vụ cho thuê kho bãi tại Chi nhánh XN Kho Vận hoạt động tốt và có hiệu quả do nhu cầu khách hàng cần thuê kho bãi trong nội ô thành phố cho hoạt động phân phối, trung chuyển hàng hoá cao trong khi nguồn cung ứng kho bãi có giới hạn.

5/. Phân xưởng chế biến:

Phân xưởng chế biến trực thuộc Chi nhánh Xí nghiệp Kho Vận, sau khi ký hợp đồng liên doanh với Tây Hồ, Chi nhánh chủ trương không đầu tư thêm mà chỉ sửa chữa nhỏ để hoạt động cầm chừng trong khi Phân xưởng chế biến đã xuống cấp về nhà xưởng cũng như máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, hiện nay chủ yếu duy trì sản xuất để bảo đảm đời sống cho công nhân chế biến và thu một phần khấu hao còn lại của máy móc, nhà xưởng trong tình hình khó khăn. Sản xuất chế biến hàng xuất khẩu của Chi nhánh khi có khách hàng đặt hàng còn lại chủ yếu gia công hàng cho các đơn vị, năm 2012 phân xưởng chế biến đạt 126,59% so với kế hoạch năm.

6/. Lợi nhuận:

Lợi nhuận năm 2012 không đạt kế hoạch lỗ 23,629 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu do phải trích lập dự phòng một số khoản công nợ khó đòi là 21,419 tỷ đồng theo đúng thông tư số 228/ 2009/ TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính v/v “ hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.”

7/. Hoạt động của các đơn vị trực thuộc:

  1. Văn phòng Công ty:

Hoạt động chủ lực là kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh nội thương. Doanh thu thực hiện năm 2012 là 630,666 tỷ đồng chiếm 92,78 % doanh số toàn Công ty. Chỉ tiêu lợi nhuận ở Văn phòng Công ty lỗ 27,629 tỷ đồng. Năm 2012 Văn phòng Công ty không đạt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch là do:

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp chưa có nhiều cán bộ kinh doanh đáp ứng yêu cầu của thị trường nên việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của văn phòng Cty gặp nhiều khó khăn. Ban Lãnh đạo Công ty và cá nhân một số các cán bộ kinh doanh của Công ty để xảy ra những vụ việc không lường trước được về tình hình công nợ và khách hàng. Trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh doanh chung của nền kinh tế trong nước gặp khó khăn dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của Văn phòng Cty cũng dần bế tắc do tình hình khó khăn của việc phát sinh công nợ khó đòi, nội bộ và tâm lý CB CNV không ổn định, hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu chựng lại từ tháng 8 năm 2012.

– Theo qui định cuối năm tài chính phải trích dự phòng những khoản nợ phải thu khó đòi, Công ty đã trích dự phòng trong năm 2012 là: 21,419 tỷ đồng, bao gồm: dự phòng công nợ phải thu khó đòi là 21,392 tỷ đồng và dự phòng đầu tư tài chính dài hạn là 26,507 triệu đồng.

  • Công ty TNHH Hoàng Đạo và Cơ sở kinh doanh Lê Thị Lệ Chiêu: là khoản công nợ phải thu khó đòi dưới 1 năm, theo qui định trích 30% trị giá khoản nợ, tương đương trích khoảng 10,601 tỷ đồng.
  • Công ty TNHH và SX TMDV Tân Đỉnh Phong: là khoản phải thu quá hạn không có khả năng thanh toán do khách hàng đã bỏ trốn, theo qui định được trích 100% trị giá khoản nợ. Đồng thời do khách hàng đã thế chấp một số tài sản ước tính giá trị phát mãi thu được khoảng 20 đến 25 tỷ đồng, nên Công ty đã trích dự phòng khoản nợ này là 50% giá trị còn phải thu là: 10,791 tỷ đồng.
  • Đầu tư tài chính dài hạn: Trích dự phòng cổ phiếu NHTM CP Phương Nam là 11,507 triệu và Cổ phiếu Cty CP TM vàng bạc đá quý Phương Nam là 15 triệu

– Ngoài hai khoản công nợ khó đòi nói trên, vấn đề tài chính khó khăn nhất hiện nay của Công ty đó là khách hàng nợ và chậm thanh toán, đây là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty trong thời gian tới để giảm thiểu thiệt hại trong kinh doanh. Đối với những khách hàng có tài sản thế chấp và không có khả năng thanh toán sẽ phải dùng biện pháp cứng rắn để thu hồi công nợ cũng như việc nhờ các cơ quan chức năng làm rõ hành vi trong quan hệ ký kết Hợp đồng mua bán với Công ty.

Xác định nguyên nhân, trách nhiệm

  • Nguyên nhân khách quan:

– Trong những năm qua, kể từ ngày đầu thành lập cho đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của văn phòng Cty vẫn theo một phương thức cũ, không có sự đột phá, hoạt động kinh doanh không bền vững, chậm thay đổi phương thức. Cơ sở vật chất lại không có gì chỉ dựa vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mang nhiều yếu tố rủi ro. Kinh doanh xuất khẩu vẫn theo hoạt động thương mại thuần tuý, hưởng chênh lệch thực chất là phí thu được khi làm thủ tục xuất khẩu không bền vững vì nguồn hàng đầu vào không ổn định. Kinh doanh nhập khẩu lệ thuộc nhiều vào ngân hàng cho vay vốn, về đồng USD và chưa đa dạng mặt hàng nên khi có biến động tỷ giá hoặc thị trường tiêu thụ trong nước chậm lại thì hoạt động này bị ảnh hưởng. Kinh doanh dịch vụ là lĩnh vực chiến lược kinh doanh tiềm năng trong tương lai, nhưng thời gian này đang gặp nhiều khó khăn về khách hàng, cơ sở vật chất.

  • Nguyên nhân chủ quan:

– Lãnh đạo Công ty thiếu kiên quyết, chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, năng lực cán bộ quản lý của Cty còn hạn chế, còn lúng túng và chậm để xử lý các công việc trong kinh doanh.

Đội ngũ Ban Lãnh đạo cũng như các cán bộ kinh doanh của Công ty chậm thay đổi phương thức kinh doanh, thiếu sự nhạy bén trong công việc. Mặc dù hoạt động theo cơ chế Công ty Cổ phần nhưng phần lớn cán bộ lãnh đạo, nhân viên vẫn chưa có tác phong chuyên nghiệp, kỹ năng trong kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, do đó tuy có sắp xếp lại bộ máy nhưng chưa mang lại hiệu quả, vẫn còn mang nặng tính cầu toàn, nể nang.

– Trong kinh doanh năm 2012, do tình hình kinh tế nói chung đang trong tình trạng rất khó khăn, lãi vay ngân hàng tăng. Bên cạnh đó, bộ máy của Công ty hiện tại vẫn còn cồng kềnh, cán bộ kinh doanh thiếu và yếu về khả năng chuyên môn. Chưa đáp ứng được yêu cầu kinh tế của thị trường và thụ động, thiếu kiến thức, thiếu năng động và chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty đều dựa vào vốn vay ngân hàng, hơn nữa công nợ của những năm trước để lại đã làm cho việc vay vốn ngân hàng đã khó lại càng thêm khó hơn.

Trong tình hình như vậy, Ban điều hành Cty không thể ngưng kinh doanh, không hoạt động, nếu vậy thì sẽ không có hạn mức vay ngân hàng và nguồn trả lương cho CB CNV Văn phòng Cty, không có nguồn để trang trải chi phí, do đó mặc dù biết tình hình kinh tế cực kỳ khó khăn nhưng vẫn phải tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Với cách thức kinh doanh chậm đổi mới, cán bộ kinh doanh chưa nhạy bén, thiếu cân nhắc, không lường trước được những diễn biến của thị trường cũng như trong việc đánh giá năng lực khách hàng. Sự tin tưởng vào những khách hàng đã làm ăn lâu năm, có tài sản thế chấp, giữ uy tín với Cty càng làm cho các cán bộ kinh doanh chủ quan trong khi diễn biến của thị trường sa sút nhanh và nghiêm trọng, khách hàng do làm ăn thua lỗ, nợ nần nhiều mất khả năng thanh toán đã bất ngờ bỏ trốn, làm ảnh hưởng đến hoạt động và làm tăng công nợ của Cty mặc dù Cty cũng ít nhiều giữ được Tài sản thế chấp của Tổ chức và cá nhân, khắc phục được phần nào hậu quả. Kế hoạch lợi nhuận của Công ty năm 2012 không đạt do phải trích dự phòng những khoản nợ phải thu khó đòi, phải trả nợ vay ngân hàng…

  1. Chi nhánh Xí nghiệp Kho Vận:

Hoạt động trên các lĩnh vực cho thuê kho bãi, kho lạnh, sản xuất chế biến thủy sản và xuất khẩu. Doanh thu thực hiện 29,501 tỷ đồng chiếm 4,34 % doanh thu toàn Công ty và đạt chỉ tiêu lợi nhuận lãi 3,940 tỷ đồng. Chi nhánh XN Kho Vận đã tận dụng tốt lợi thế trong kinh doanh kho bãi. Tuy nhiên, khi dự án được thực hiện tại Chi nhánh XN Kho Vận đã định hướng chuyển đổi mục đích, liên doanh liên kết nên tâm lý chung của khách hàng đang thuê kho bãi cũng như kho lạnh và khách gia công chế biến hàng thủy sản không yên tâm trong đầu tư mua sắm thêm công cụ dụng cụ, sửa chữa, sản xuất và CB CNV cũng không yên tâm công tác. Do việc thực hiện dự án bị chậm lại nên Chi nhánh XN Kho Vận vẫn tận dụng mặt bằng hiện có để góp phần vào lợi nhuận chung của Cty.

  1. Chi nhánh Kho lạnh Sea Sài Gòn:

Hoạt động đơn thuần là dịch vụ kho lạnh tại Khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương. Doanh số thực hiện 19,048 tỷ đồng chiếm 2,80 % doanh số toàn Công ty, lợi nhuận đạt kế hoạch lãi 92 triệu đồng. Chi nhánh sở hữu kho lạnh mới và tương đối hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, trong năm 2012 đã dần khẳng định được thương hiệu đối với khách hàng cũ và một số khách hàng mới. Sản lượng lưu kho đạt trên 60% thiết kế, tuy nhiên kho lạnh vẫn tiếp tục chịu phí khấu hao và phải trả khoản lãi vay cao đồng thời những năm trước còn phải chịu chênh lệch tỷ giá cho phần vốn vay bằng ngoại tệ đầu tư xây dựng kho lạnh. Bên cạnh đó phải giữ giá để giữ khách hàng nên hoạt động chỉ ở mức huề vốn.

  1. Chi nhánh Xí nghiệp Phú Viên :

Hiện nay chỉ họat động cho thuê kho chứa hàng, năm 2012 doanh thu 549 triệu đồng, đủ để bù đắp những chi phí phát sinh như trả lương bảo vệ, kế toán, khấu hao, thuê đất, lãi vay… Công ty vẫn đang triển khai mời gọi đầu tư vào vị trí khu đất Chi nhánh đang quản lý, sử dụng tại Quận Long Biên – Hà Nội.

  1. Chi nhánh Xí nghiệp Vận tải biển

Mặt bằng tại 200 Điện Biên Phủ năm 2012 do Công ty Yang Ming mở rộng hoạt động kinh doanh nên đã trả mặt bằng vào tháng 2. Được sự đồng ý của HĐQT Ban lãnh đạo Cty đã tìm kiếm khách hàng, thương lượng để tiếp tục cho thuê làm văn phòng nhưng do tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung cũng như khó khăn của các doanh nghiệp nên đến nay mặt bằng vẫn để trống chưa có khách hàng thuê. Mặc khác, mặt bằng xuống cấp rất nhanh khi không có người sử dụng, văn phòng Cty phải cắt bảo vệ trực tại đây. Năm 2012 không có doanh thu tại mặt bằng này nhưng vẫn phải chịu những khoản chi phí cho khấu hao, thuế đất, bảo vệ…

8/. Veà thực hiện các dự án đầu tư:

Triển khai thực hiện đầu tư trong năm 2012:

  • Khu đất 678 Âu Cơ, P.14, Quận Tân Bình, Tp.HCM – Chi nhánh XN Kho Vận: đã ký Hợp đồng hợp tác với Tập đoàn Tây Hồ thực hiện dự án Khu phức hợp Tân Bình: chung cư, trung tâm thương mại. Vốn dự kiến 1.300 tỷ, thực hiện đến 2015. Tuy nhiên, đứng trước tình hình suy thoái kéo dài của thị trường bất động sản tại TP HCM cũng như tình hình kinh tế vĩ mô của đất nước trong năm 2012 và những năm tiếp theo, Cty CP và đầu tư xây dựng Tây Hồ xin điều chỉnh mức lợi nhuận của dự án và thời gian thanh toán, đề nghị của Cty Tây Hồ đang được Người đại diện phần vốn nhà nước tại Cty xin ý kiến của đơn vị chủ quản là Tổng Cty thủy sản Việt Nam.
  • Khu đất 665 – 667 Lò Gốm, Quận 6, Tp.HCM và 338/1A Trần Văn Kiểu, Quận 6, Tp.HCM: tiếp tục hoạt động cho thuê kho trong khi chờ triển khai dự án; đồng thời tiếp tục tìm đối tác thực hiện đầu tư cho phù hợp với chủ trương hợp khối với các đơn vị liền kề của UBND Quận 6.
  • Tại địa chỉ 200 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp.HCM: chưa triển khai được do một số khó khăn về thủ tục, trong năm vừa qua không cho thuê được nên ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của Công ty.

 

  • Khu đất tại số 67 Phú Viên, Phường Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội – XN Phú Viên: trong thời gian tìm kiếm đối tác đầu tư đã cải tạo cho thuê kho để trang trải chi phí.

9/. Về công tác tổ chức, quản lý và điều hành Công ty:

  • Từng buớc kiện toàn bộ máy tổ chức Công ty và các đơn vị trực thuộc. Ngoài các quy chế, quy định đã được ban hành, tiếp tục bổ sung, ban hành và sửa đổi các quy chế, quy định của HĐQT và Ban kiểm soát.
  • Chủ trương định biên lao động, thực hiện tinh gọn bộ máy quản lý, mở rộng đội ngũ kinh doanh trực tiếp.
  • Công tác chăm lo đời sống cho người lao động: mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nhưng Ban Lãnh đạo đã chú trọng ổn định đời sống cho người lao động, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động và thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, khám sức khỏe định kỳ, giải quyết chế độ hưu trí, nghỉ việc, ốm đau … cho người lao động kịp thời, đúng quy định của nhà nước.

– Hoạt động công đoàn ổn định, tham gia giám sát bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và doanh nghiệp.

 

 

PHN II

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2013

1/ Phương hướng – mục tiêu của Công ty năm 2013 :

– Về nhập khẩu: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, tăng cường đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ kinh doanh có đủ năng lực, tâm huyết và thích ứng với cơ chế cạnh tranh hiện nay.

– Về xuất khẩu: đẩy mạnh khai thác thị trường châu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc) nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu, đảm bảo an toàn về thanh toán. Tích cực tham gia hội chợ trong và ngoài nước để tìm kiếm khách hàng, đối tác xuất khẩu thủy sản, nông sản. Liên doanh, liên kết với các nhà cung cấp, chế biến thủy sản để đa dạng mặt hàng xuất khẩu với giá cả hợp lý. Có hướng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản để đẩy mạnh và tăng cường hoạt động xuất khẩu và dịch vụ xuất khẩu khác.

– Về sản xuất kinh doanh dịch vụ: Tăng cường công tác tiếp thị, củng cố và bổ sung nhân sự mảng dịch vụ cho thuê kho lạnh, đặc biệt tại Kho lạnh Sea Sài Gòn. Tận dụng cơ sở vật chất sẵn có tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ, cho thuê kho bãi và kho lạnh, ổn định đời sống người lao động và cố gắng bảo đảm kế hoạch lợi nhuận mà các đơn vị trực thuộc đã xây dựng.

– Triển khai thực hiện các dự án đầu tư và chuẩn bị khai thác có hiệu quả các dự án.

– Tại Văn phòng Công ty, đứng trước tình hình kinh doanh nhập khẩu và xuất khẩu như hiện nay, Cty phải xác định được các mặt hàng kinh doanh chiến lược để phát triển Cty theo hướng bền vững đó là mặt hàng sắt, thép, phụ tùng máy thủy, hạt nhựa, giấy… tuy nhiên, hoạt động này cũng chỉ mang tính chất tạm thời, cần xây dựng những chiến lược dài hạn, bền vững cho Cty.

– Xây dựng chính sách nhằm thu hút cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn để tăng cường đội ngũ cán bộ kinh doanh có đủ năng lực, tâm huyết và thích ứng với cơ chế cạnh tranh hiện nay.

– Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong SXKD và XNK để tích luỹ đầu tư cơ sở vật chất cho Công ty.

– Mục tiêu: cố gắng thực hiện tốt kế hoạch về doanh thu và nhất là kế hoạch về lợi nhuận do Đại hội đồng Cổ đông thông qua.

2/. Kế hoạch năm 2013:

CHỈ TIÊU ĐVT THỰC HIỆN NĂM 2012 KẾ HOẠCH NĂM 2013

%KH 2013/

TH 2012

1/ TỔNG DOANH THU 1.000 đ 679.763.904 437.300.144 64,33 %
2/ TỔNG DOANH SỐ (USD) USD 19.896.555 18.655.800 93,76 %
T/đó : – Xuất khẩu USD 1.602.503 1.655.800 103,33 %
– Nhập khẩu USD 18.294.052 17.000.000 92,93 %
3/ KINH DOANH NỘI THƯƠNG 1.000 đ 174.740.109    
4/ KINH DOANH DỊCH VỤ 1.000 đ 35.336.738 37.326.344 105,63 %
5/ SX CHẾ BIẾN THỦY SẢN 1.000đ 7.283.843 8.202.000 112,61 %

6/ LỢI NHUẬN

+ Phương án 1

+ Phương án 2

1.000 đ

 

 

(23.628.633)

 

 

 

618.928

2.750.114

 
7/ QUỸ TIỀN LƯƠNG 1.000 đ 14.629.663 16.190.514 110,67 %
8/ THU NHẬP BÌNH QUÂN (đồng/người/tháng) 1.000 đ 6.773 7.413 109,45 %

3/. Các biện pháp thực hiện :

a/. Nhập khẩu :

  • Đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng chiến lược Công ty đã có thế mạnh, tiếp tục mở rộng kinh doanh hàng thực phẩm, nguyên vật liệu phục vụ SXKD trên cơ sở đảm bảo an toàn về vốn, có hiệu quả.
  • Tăng cường đội ngũ kinh doanh có kinh nghiệm, mở rộng khai thác khách hàng, mặt hàng mới.
  • Hạn chế tối đa hàng tồn kho, nâng cao vòng quay vốn trong kinh doanh, thực hiện tiết kiệm, giảm chi phí kinh doanh.
  • Hạn chế những mặt hàng không mang lại lợi nhuận, liên kết với những đơn vị sản xuất nhằm tạo sự ổn định trong kinh doanh nhập khẩu.
  • Đảm bảo vòng quay vốn nhanh, thanh toán tốt, tạo uy tín với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để có hạn mức vay đáp ứng tốt yêu cầu vốn.
  • Đặc biệt quan tâm công tác dự báo, phân tích thị trường trong ngắn hạn và lâu dài nhằm chủ động và ổn định năng lực kinh doanh với chuyên môn hóa cao.

– Thực hiện tiết kiệm, giảm chi phí kinh doanh.

b/. Xuất khẩu :

  • Hạn chế những mặt hàng xuất khẩu có tính chất rủi ro, không mang lại lợi nhuận. Bổ sung cán bộ kinh doanh xuất khẩu có kinh nghiệm, tìm kiếm khách hàng nước ngoài và nguồn cung cấp hàng uy tín.

– Mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản bằng cách tham gia các hội chợ, triển lãm; Chú trọng các thị trường có sức mua lớn như Nhật, Mỹ, EU, đồng thời tăng cường mở rộng thị phần các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Asean, Hàn Quốc, Đài Loan…, liên doanh, liên kết đầu tư góp vốn với các đơn vị chế biến thủy sản nhằm tạo cơ sở vật chất cho Cty trong quan hệ khách hành, ổn định nguồn hàng, tạo nền tảng tham gia đầu tư tài chính vào các Cty đơn vị làm ăn có hiệu quả.

c/. Kinh doanh nội thương, dịch vụ :

  • Tăng cường marketing, khai thác tối đa diện tích kho, bãi tại các Chi nhánh.
  • Tìm khách hàng cho thuê ngắn hạn đối với các khu vực đang chờ triển khai dự án đầu tư.
  • Tiếp tục tập trung khai thác tối đa kho lạnh tại CN Kho lạnh Sóng Thần, tìm kiếm khách hàng, tăng cường quảng cáo trên các phương tiện báo đài, tích cực giữ khách hành cũ và đi địa phương khai thác thêm những khách hàng mới; xác định mặt hàng khai thác chủ lực và đa dạng mặt hàng khai thác; xây dựng chính sách giá linh động đáp ứng nhu cầu cạnh tranh gay gắt của thị trường, thực hiện tiết kiệm tối đa các chi phí.
  • Mở rộng kinh doanh các dịch vụ khác với phương châm an toàn về vốn và có hiệu quả.

d/. Sản xuất chế biến thủy sản :

Tập trung duy trì sản xuất chế biến, gia công cho các đơn vị, tận dụng khai thác để bảo đảm thu được khấu hao cũng như việc trả lương cho CB CNV, bên cạnh đó cần quan tâm đến vấn đề môi trường, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do phát sinh ô nhiễm trong quá trình chế biến thủy sản.

e/. Dự án đầu tư :

Triển khai tiếp các dự án đầu tư đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, tìm các đối tác liên doanh liên kết có năng lực tài chính, kinh nghiệm thực hiện đầu tư.

f/. Công tác tổ chức, quản lý :

  • Chương trình phần mềm quản lý chung của Cty phục vụ kịp thời các báo cáo, đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành của Ban Tổng Giám đốc và HĐQT.
  • Đã thực hiện một bước sắp xếp lại bộ máy và nhân sự theo hướng gọn, nhẹ. Tuy nhiên, việc thực hiện này chưa thực sự quyết liệt, triệt để chỉ dừng lại ở những điều chỉnh nhỏ, không mang tính tổng thể. Cần xây dựng chính sách nhằm thu hút cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn để tăng cường đội ngũ cán bộ kinh doanh trực tiếp.
  • Thực hiện quy chế trả lương đáp ứng yêu cầu trả lương theo năng lực, hiệu quả. Thực hiện quy trình đánh giá CB CNV dựa trên nhiệm vụ, công việc đã giao cho từng cá nhân.
  • Chăm lo, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV, thực hiện chế độ lương, thưởng gắn liền hiệu quả kinh doanh.

 

g/. Giải pháp trước mắt cần thực hiện ngay:

  • Hướng cơ cấu tổ chức trong thời gian sắp, Ban Điều hành Cty sẽ triển khai các công việc:

– Sắp xếp lại phòng ban ở văn phòng Cty, nhất là bộ phận kinh doanh theo hướng tinh gọn.

– Động viên những ai không làm được việc tự nguyện xin nghỉ việc. Hoặc cán bộ nào xét thấy không hoàn thành nhiệm vụ và chưa có dự kiến hay định hướng nào trong công việc thì cũng tự giác để chấm dứt Hợp đồng lao động.

– Đối với các chi nhánh, tập trung vào nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng và sản xuất kinh doanh hiệu quả theo đúng kế hoạch năm đã đăng ký.

– Xây dựng, định hướng hoạt động kinh doanh của Cty trong năm tới và những năm tiếp theo theo hướng hoạt động kinh doanh có hiệu quả bảo toàn vốn và ổn định, bền vững.

+ Tiếp tục sửa đổi và ban hành các quy chế, quy định nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể nhất là của người đứng đầu, cán bộ quản lý.

  • Về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh :
  • Năm 2012 Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng và dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2013 và trong những năm tiếp theo. Vì vậy, cần đánh giá sát tình hình thực tế, những khó khăn thuận lợi mà Công ty đang phải đối đầu, để có những định hướng cho sản xuất kinh doanh ở Văn phòng Cty, nơi chỉ có các hoạt động kinh doanh mua bán xuất nhập khẩu.
  • Các phương án kinh doanh phải được xem xét một cách kỹ càng về lợi nhuận, mức độ rủi ro… rà soát lựa chọn mặt hàng kinh doanh chủ lực, củng cố mối quan hệ với khách hàng, chọn lọc khách hàng có tiềm lực, uy tín, thanh toán tốt. Tích cực quan hệ với các ngân hàng để giữ hạn mức vay bảo đảm nhu cầu vốn cho kinh doanh. Triệt để tiết kiệm, giảm chi phí quản lý và chi phí kinh doanh.

– Cùng với việc tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Ban Lãnh đạo Cty tập trung giải quyết xử lý các tồn tại về tài chính của Cty, gồm nợ phải thu khó đòi, tập trung tích cực thu hồi công nợ.

– Xem xét tổng thể lại các dự án về đầu tư đối với những dự án chưa thực hiện được và dự án đang thực hiện… tìm kiếm đối tác liên doanh liên kết có năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện đầu tư.

– Tìm kiếm khách hàng khai thác triệt để và hiệu quả nhất đối với mặt bằng mà Cty đang quản lý và khai thác.